Trước khi trả lời câu hỏi này thì chúng ta nên hiểu qua về thẻ từ hay thẻ cảm ứng.Đó là những loại thẻ không tiếp xúc RFID - Radio Frequency Identification (Nhận dạng tần số sóng vô tuyến).Có 2 loại thẻ RFID phổ biến là:
+ Thẻ Proximity: sử dụng tần số 125 KHz, tương thích với hầu hết các máy chấm công có hỗ trợ thẻ từ. Thẻ Proximity là thẻ chỉ đọc, nó được cố định dãy số ID.
+ Thẻ Mifare: sử dụng tần số 13.56 MHz, tùy từng loại máy chấm công có hỗ trợ đọc thẻ mifare. Thẻ mifare là loại thẻ đọc ghi nhiều lần, có chip nhớ vì vậy có thể lưu thông tin người dùng trên thẻ như tên, tuổi. Rất phù hợp làm thẻ cho nhân viên, thẻ học sinh,...Chi phí thẻ mifare cao hơn so với thẻ Promixity.
Vậy có nên dùng máy chấm công thẻ từ không, nếu dùng thì lựa chọn loại thẻ cảm ứng nào?
Ưu điểm của máy chấm công thẻ:
- Máy chấm công thẻ cảm ứng phù hợp với hầu hết các văn phòng, trường học, đặc biệt nó được dùng rất phổ biến cho những nhà xưởng mà nhân viên thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, máy móc, bào cưa, hóa chất...(vì khả năng mất dấu vân tay là rất cao - nếu dùng máy chấm công vân tay sẽ khó đọc và dễ hỏng mắt đọc vân tay), với khả năng đọc thẻ nhanh hơn rất nhiều so với nhận dạng vân tay thì nó còn được dùng phổ biến trong các công ty đông nhân viên, các khu công nghiệp mật độ nhân viên ra vào lớn (máy chấm công vân tay không thể đáp ứng kịp trong những lúc như này).
- Máy chấm công bằng thẻ rất ổn định, chi phí bảo trì và sửa chữa thấp hơn nhiều so với máy chấm công vân tay hay máy chấm công nhận diện khuôn mặt.
- Dùng thẻ chấm công làm thẻ nhân viên, thẻ học sinh, thẻ thư viện...rất tiện lợi.
Khuyết điểm của máy chấm công thẻ:
- Mọi người có thể quên thẻ, mất thẻ.
- Có thể chấm công hộ nhau.
Kết luận: tùy những môi trường làm việc khác nhau mà bạn lựa chọn cho mình những hình thức chấm công khác nhau. Ví dụ, văn phòng ít nhân viên (dưới 50 người) có thể dùng một máy chấm công vân tay đảm bảo không chấm công giúp nhau được. ngược lại đối với những cơ sở lớn đông nhân viên thì cần dùng các máy chấm công thẻ để đáp ứng kịp thời nhu cầu chấm công. Nhiều máy chấm công hiện nay có hỗ trợ cả chấm công vân tay và chấm công thẻ nên cũng có nhiều lựa chọn cho bạn cân nhắc.
Chúc bạn tìm được máy chấm công phù hợp cho cơ quan mình.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaPhần mềm Máy chấm công cao cấp
Trả lờiXóa- Hầu hết các phần mềm chấm công của máy chấm công vân tay Ronald Jack đều bằng ngôn ngữ Tiếng Việt.
- Chấm công theo ca, giờ hành chánh…phù hợp với nhu cầu của các công ty, xưởng sản xuất, nhà hàng, cửa hàng.
- Xuất dữ liệu chấm công ra Excel ( bảng chi tiết, tổng hợp ngày/ tuần/ tháng…)
- Phần mềm chạy trên nền Access 2000 hoặc SQL nên rất ổn định không bị mất dữ liệu khi cài lại máy.
- Tự động tải dữ liệu chấm công từ máy chấm công về máy tính.
- Tự động tải nhân viên về máy tính.
- Sử dụng font Unicode, dễ dàng tích hợp với các hệ điều hành windows.
- Xuất báo cáo dưới dạng file excel , đa dạng mẫu báo cáo: chi tiết, thống kê, tổng hợp, báo cáo đi muộn, về sớm,...
- Tích hợp tính năng tải dữ liệu chấm công từ xa qua internet.